Quà tặng trung thu ý nghĩa 2022: đừng bỏ qua 10 gợi ý dưới đây
Hằng năm, cứ đến dịp giữa năm, ai ai cũng háo hức chờ đón lễ Rằm tháng Tám. Không rõ có từ bao giờ, chỉ biết đã từ rất lâu, Trung Thu đã in sâu vào tâm trí mỗi con dân Việt Nam. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những món quà trung thu độc đáo, thể hiện sự gắn kết tình thân.
Tết trung thu là gì? Những điều bạn cần biết về lễ cổ truyền.
Tết trung thu ngày mấy?
Trung thu, hay còn gọi là Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, chính vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm. Đây được coi là ngày trăng to tròn và sáng nhất, cũng đúng vào lúc bà con nông dân kết thúc mùa vụ, dành thời gian chơi lễ trăng rằm. Đối với năm 2022, Tết trung thu vào ngày 10 tháng 9 Dương lịch (thứ bảy).
Nguồn gốc tết trung thu
Lịch sử xuất hiện của Tết Trung thu hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng, bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Trung thu thường được gắn liền với sự tích chú Cuội.
Chú Cuội, một lần đi rừng tìm được cây thuốc cải tử hoàn sinh đem về trồng đã cứu sống được nhiều người và được yêu mến kính nể. Trong một lần cứu sống con gái lão địa chủ chết đuối hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa hưởng những ngày hạnh phúc tuy nhiên cô vợ Cuội mắc tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn “có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời” mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.
Vào một buổi chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.
Phong tục cúng lễ ở Việt Nam so với Trung Quốc
- Phong tục rước đèn
Tại Trung Quốc, đèn lồng thường được treo ở trước nhà hoặc làm thành những chiếc đèn hoa đăng nhỏ, có nến ở trong để thả xuống sông.
Ở Việt Nam, vào đêm trăng rằm, trẻ con sẽ tụ họp theo phố, phường hoặc khu dân cư để đi rước đèn. Sẽ có một chiếc đèn kéo quân hoặc một ông sao năm cánh thật to đi đầu. Còn lại trẻ con sẽ đi sau, cầm theo một chiếc đèn lồng đủ màu sắc trên tay.
- Một số hoạt động đêm trăng rằm:
Tại Trung Quốc, vào đêm Trung thu người dân sẽ nô nức ra đường xem múa Rồng, thả hoa đăng trên sông, thưởng trăng và chơi các trò chơi dân gian như giải đố, cầu mây,…
Đối với người dân Việt Nam, đêm Rằm mọi người sẽ ăn bữa cơm sum họp bên gia đình trước. Sau đó, cả nhà sẽ ra đường hòa cùng không khí rước đèn và ngắm trăng.
Vì sao nên tặng quà vào lễ trung thu?
Ý nghĩa khi tặng quà người thân trong tết Trung Thu
Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, là khoảng thời gian gia đình sum vầy bên nhau cùng ăn bữa cơm dưới ánh trăng tháng 8. Những món quà cũng được trao gửi dành tặng cho người thân với ý nghĩa sâu sắc: Cầu nguyện cho mọi sự viên mãn, tròn đầy, gia đình gắn bó thuận hoà. Cầu cho bà con nông dân bước sang mùa vụ mới mùa màng bội thu, thiên thời địa lợi.
Tại sao nên tặng quà trẻ em vào dịp tết Trung thu?
Vào dịp Trung thu, trẻ nhỏ đều háo hức mong đợi, một phần vì đã được lắng nghe về những sự tích cổ truyền về đêm Rằm tháng Tám. Phần khác, cứ vào dịp này, trẻ con sẽ được bố mẹ, người thân dành cho những món quà tặng Trung thu lớn nhỏ. Vậy tại sao ở Việt Nam lại có truyền thống tặng quà cho con nhỏ vào dịp Trung thu?
- Trung thu cũng là lúc năm học kết thúc, quà tặng cho con như một sự động viên, khích lệ vì những thành quả mà con đã đạt được trong cả một năm qua.
- Bé có thêm niềm tin, hào hứng vào những ngày lễ cổ truyền dân tộc. Đây cũng chính là cách gìn giữ văn hoá dân gian trong dịp lễ Trung thu.
Những món đồ chơi trung thu truyền thống
Đèn ông sao
Thấy đèn ông sao là thấy Tết trung thu. Người xưa sáng tạo ra chiếc đèn ông sao dựa trên quan niệm, ngôi sao có năm cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc. Điều này biểu tượng cho sự cân bằng, hoà hợp của sự sống.
Dù chiếc đèn ông sao nhỏ bé, đơn sơ và dễ làm nhưng ẩn chứa sau đó là những ý nghĩa lớn lao. Chiếc đèn ấy là biểu tượng của ánh sáng chân thành, soi sáng tâm hồn trẻ thơ, giúp chúng lớn lên khỏe mạnh.
Đèn lồng
Đèn lồng đỏ bắt nguồn từ nền văn hoá Trung Hoa từ khoảng 1800 năm trước, được xuất hiện không chỉ ở những dịp lễ Tết mà còn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Thuở ban đầu, đèn lồng là một thứ đồ trang trí sang trọng chỉ xuất hiện vào các lễ hội đặc biệt để tạo nên sắc màu rực rỡ và bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp. Về sau, đèn lồng giấy đỏ ngày càng được sử dụng phổ biến trong các lễ hội của người Trung Quốc nói riêng và người châu Á nói chung, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền.
Văn hoá Việt Nam thừa hưởng tinh hoá ấy, thiết kế đèn lồng với họa tiết hình tượng, tranh phong cảnh, hoa văn rồng phượng. Người dân quan niệm, chơi và trang trí trước nhà bằng đèn lồng sẽ giúp xua đuổi tà khí, căn nhà trở nên ấm cúng hơn.
Đèn kéo quân
Tương truyền, gần vào dịp Trung thu năm xưa, nhà vua ban bố lệnh ai tạo ra được chiếc đèn nhà vua ưng ý nhất sẽ được trọng thưởng. Tuy vậy dù người người dâng lên những mẫu đèn cầu kỳ tỉ mỉ, nhưng nhà vua vẫn không lựa chọn được.
Ở làng quê nọ có anh nông dân nghèo tên là Lục Đức. Anh mồ côi cha, chỉ sinh sống với mẹ và là một người con hiếu thuận. Cũng được nghe lệnh Vua như bao người khác nhưng vì vừa nghèo, vừa không có gì giá trị để làm ra chiếc đèn, chàng trai này đã không hề bắt đầu.
Một hôm, trong lúc nằm mơ, một vị thần tóc râu bạc phơ đã tới gặp Lục Đức và nói mình chính là Thái Thượng Lão Quân. Do thấy được sự hiếu thảo của chàng trai này, ông chỉ cách cho Lục Đức làm đèn dâng vua. Nghe lời dặn của vị Thần, ngay ngày hôm sau, chàng trai này cùng mẹ bắt đầu làm những chiếc đèn bằng thân trúc trắng và giấy màu.
Ngay lúc chiếc đèn làm xong thì rằm tháng 8 cũng đã tới. Chàng trai và mẹ vui mừng dâng lên nhà Vua và các đại thần cùng xem. Vừa nhìn thấy chiếc đèn, nhà Vua đã thích thú ngay lập tức. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất nhiều vàng bạc và còn được phong làm Vạn Hộ Hầu. Từ năm đó trở đi, đèn kéo quân do Lục Đức làm ra trở thành biểu tượng của ngày Trung thu, người người, nhà nhà đều có thể làm được dễ dàng.
Đèn kéo quân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiếu thảo, tình yêu thương của những người con dành cho ông bà cha mẹ. Không những thế, chiếc đèn cù sống mãi với thời gian như để nhắc nhở con cháu muôn đời về một thời lịch sử anh hùng, có máu và hoa.
Mặt nạ giấy bồi
Mặt nạ giấy bồi được coi là cái hồn của lễ Tết Trung thu. Từ thời kỳ văn hoá Đông Sơn, mặt nạ đã được hình thành với những nguyên liệu thô sơ như vỏ cây hay da thú. Đến thời văn minh cổ đại, những chiếc mặt nạ được làm bằng giấy bồi. Là một sản phẩm của văn hoá dân gian, mặt nạ phản ánh đời sống của người dân Việt.
Mặt nạ ông Địa với hình dáng tròn trịa, nét mặt tươi vui tượng trưng cho mong ước mùa màng bội thu. Mặt nạ hình thỏ ngọc được coi là hiện thân của chị hằng trên cung trăng, hy vọng vào một cuộc sống chan hòa, tươi vui.
Không chỉ mang lại niềm vui cho thiếu nhi, những chiếc mặt nạ này còn là một công cụ để người lớn truyền đạt đến trẻ những nét đẹp văn hóa dân tộc. trong màn trình diễn múa lân, nghệ nhân đeo mặt nạ hình thù biểu diễn cùng trống. Đó là hình ảnh tượng trưng cho mở đầu hưng thịnh. Dưới ánh trăng rằm, trẻ con đeo mặt nạ hình thù đi phá cỗ và hát vang khúc ca đồng dao như một sự hài hòa thiên thời địa lợi, cầu mong cuộc sống an bình.
Trống ếch
Không biết từ bao giờ cái tên trống ếch đã trở thành đặc sản của ngày tết trung thu. Cái tên trống ếch xuất phát từ hình dáng đặc trưng của loại trống này với chiều rộng lớn hơn chiều cao làm người ta liên tưởng đến những chú ếch đang hòa nhịp ca. Một bộ trống thông thường có ba, năm hoặc bảy trống. Khi đánh trống tạo ra âm thanh cắc tùng rất vui tay.
Chẳng sai khi nói rằng tiếng trống ếch từng là biểu tượng của tết Trung thu, đã nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ người Việt. Hình ảnh những đứa trẻ háo hức chờ thay phiên nhau gõ trống, những đoàn diễu hành với đội trống thiếu nhi mãi mãi là những kỷ niệm in sâu trong tâm trí của mỗi người. Qua bao năm tháng, trống ếch vẫn là thứ âm thanh không thể thiếu của trung thu.
Tò he
Tò he hay còn gọi là con giống bột, là một sản phẩm của văn hoá dân gian Việt Nam. Không rõ tò he ra đời từ bao giờ, chỉ biết các nghệ nhân miền Bắc đã tạo ra và mang theo khắp mọi miền Tổ Quốc. Được biết, nơi khởi nguồn truyền thống của tò he là từ làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, thủ đô Hà Nội. Tò he được làm từ bột nhiều màu sắc, nặn ra những hình thù đa dạng nên trẻ con rất thích.
Nặn tò he đã trở thành nét văn hoá tại các vùng quê Việt Nam. Từ trước những năm 1960, vào dịp Rằm tháng Tám, các con giống nặn bằng bột được bày bán khắp nơi như một thành phần không thể thiếu cho mâm cỗ Trung Thu.
Xem thêm: những món quà ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan
Một số món quà Trung Thu tặng người thân yêu
Bánh Trung Thu
Bánh Trung thu từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp Tết thiếu nhi. Dù có nguồn gốc từ nền ẩm thực Trung nhưng đến mỗi nước thì bánh Trung thu lại được cách điệu để phù hợp với khẩu vị người dân địa phương. Với Việt Nam, bánh được làm với hai kiểu chính là bánh nướng và bánh dẻo với đa dạng nhân.
Lễ hội trăng Rằm tháng tám không thể thiếu bánh trung thu trong mâm cỗ. Với những gia đình truyền thống, họ còn tổ chức sum họp tự tay làm những chiếc bánh trung thu dành tặng cho người thương yêu như một món quà quý. Bánh Trung thu làm quà tặng, bày tỏ sự gắn kết, yêu mến và chúc nhau có một mùa Tết đoàn viên hạnh phúc.
Hoa tươi
Vào dịp Trung thu, ngoài gửi tặng họ hàng, bạn bè món bánh cổ truyền, người ta thường tặng hoa tươi, nhất là dành cho những người mẹ, người vợ trong nhà. Một bông hoa đẹp chắc chắn sẽ khiến người phụ nữ trở nên vui vẻ, hạnh phúc.
Tặng hoa tưởng chừng như đơn giản nhưng đó cũng là cả một nghệ thuật. Bạn cần biết cách tặng hoa cho phù hợp, nhất là với dịp lễ Trung thu khác với các ngày lễ khác. Vào Tết đoàn viên, cả gia đình sum họp quây quần, một lẵng hoa ly ngát hương hoặc bó cẩm chướng tươi đẹp sẽ giúp bạn truyền đạt ngôn ngữ của tình yêu thương đến mọi người.
Sách
Có một câu nói: “Ai tặng bạn sách, người đó chính là tri kỉ”. Trao tặng sách – khởi nguồn của tri thức, chính là một sự gắn kết yêu thương, liều thuốc cho tâm hồn. Nhân dịp Tết đoàn viên, sách cũng là một gợi ý hay cho món quà dành tặng người thân. Một số đâu sách hay bạn có thể tham khảo:
- Bộ sách Hạt giống tâm hồn về những câu chuyện giá trị vĩnh hằng trong cuộc sống, mộc mạc, giản dị nhưng ý nghĩa sâu sắc.
- Truyện tranh như Doraemon, Tí quậy,… hoặc những cuốn sách tô màu giúp cải thiện sự sáng tạo cho trẻ nhỏ.
- Sách Xứ cát của tác giả nổi tiếng Frank Herbert với lối xây dựng tâm lý cuốn hút và hấp dẫn.
Trang sức
Trang sức là một gợi ý không tồi cho món quà đêm Trung thu dành cho người thân yêu. Mỗi mẫu trang sức khác nhau không chỉ giúp tôn lên vẻ đẹp mà còn khiến người phụ nữ gia tăng cảm xúc tích cực hơn. Kèm theo những lời chúc ngọt ngào, bạn có thể tham khảo thêm những món đồ trang sức, phụ kiện ý nghĩa dưới đây:
- Hoa tai: Như một lời thì thầm ngọt ngào, một đôi khuyên tai lấp lánh giúp khuôn mặt cô gái thêm rạng ngời và tươi tắn hơn.
- Dây chuyền: Một món trang sức ý nghĩa, cầu nối của tình yêu bởi người ta nói rằng, dây chuyền ở cổ là nơi gần với trái tim nhất.
- Chiếc nhẫn như một lời hứa vẹn tròn.
Mỹ phẩm
Với nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, mỹ phẩm được coi như một vũ khí không thể thiếu. Nếu muốn lựa chọn món quà thiết thực nhất thì các set đồ chăm sóc da, làm đẹp luôn là lựa chọn số 1. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán mỹ phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua để sở hữu sản phẩm chất lượng, hiệu quả, an toàn với sức khỏe của người thân.
Vé xem biểu diễn nghệ thuật, xem phim, du lịch
Vào đêm Trung thu, dành tặng người thân yêu một tấm vé xem kịch hay xem phim hoặc thay đổi không khí tại những điểm khu du lịch resort, khách sạn cũng là một cách thay đổi không khí trải nghiệm tuyệt vời.
Dịp Tết thiếu nhi thường có những buổi lễ hội đêm trăng Rằm, hoặc những vở kịch ý nghĩa hay buổi biểu diễn xiếc thú vị. Bạn có thể tìm và chọn cho người thân yêu một tấm vé đi xem như một buổi dạo chơi đầy lý thú, khác hẳn so với cách thưởng thức Tết trung thu truyền thống.
Hình xăm tạm thời
Một món đồ chơi hiện đại, tinh nghịch và đáng yêu chính là những miếng hình xăm tạm thời nhiều hình thù khác lạ. Đây cũng chính là xu hướng thẩm mỹ mới, thích hợp dành cho những người muốn thay đổi hình xăm liên tục hoặc chỉ muốn chơi trong một thời gian ngắn.
Cách sử dụng hình xăm tạm thời khá đơn giản chỉ sau chừng 5 -10 phút thực hiện: Làm ẩm hình xăm => Đặt lên vị trí muốn xăm => Giữ nguyên vị trí tầm 5 phút hoặc đến khi hình khô => Tháo miếng giấy dán ra , hình xăm đã in sẵn trên da. Thông thường, hình xăm tạm thời sẽ có thể giữ trên da trong vòng 10 ngày.
Đồng hồ đôi
Đồng hồ là món phụ kiện thời trang thời thượng, sành điệu và được yêu thích nhất. Ngoài việc giúp thể hiện cá tính và phong cách thời trang, đeo hồng đồ đôi như một cách bày tỏ tình cảm, khẳng định với cả thế giới rằng mình là của nhau.
Đeo đồng hồ cặp mang nhiều ý nghĩa. Đó như cách nhắc nhở hai người, từng giây từng phút trôi qua trong cuộc đời đều đáng trân trọng, nhất là khoảng thời gian có nhau. Hiện nay có rất nhiều mẫu đồng hồ đôi đẹp, sáng tạo phù hợp với nhiều độ tuổi hay sở thích.
Tết Trung thu từ bao đời nay đã trở thành một ngày lễ cổ truyền không thể thiếu của người dân Việt Nam. Để thể hiện tình cảm với người mình yêu thương, bạn có thể tham khảo những món quà Trung thu độc đáo và ý nghĩa ở bài viết trên. Chúc bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất chào đón đêm Rằm tháng Tám năm 2022.
Tham khảo thêm các mẫu hình xăm tạm thời – y chang hình xăm thật từ Inkaholic qua:
- Blog: https://inkaholic.vn/blogs/news
- Fanpage: https://www.facebook.com/inkaholicvn
- Instagram: https://www.instagram.com/inkaholicvn/
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của Inkaholic, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Tổng đài tư vấn: 0343474176
Email chăm sóc khách hàng: cskh@inkaholic.vn
FAQ
Tết trung thu ngày mấy?
Trung thu, hay còn gọi là Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, chính vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm. Đây được coi là ngày trăng to tròn và sáng nhất, cũng đúng vào lúc bà con nông dân kết thúc mùa vụ, dành thời gian chơi lễ trăng rằm. Đối với năm 2022, Tết trung thu vào ngày 10 tháng 9 Dương lịch (thứ bảy).
Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Lịch sử xuất hiện của Tết Trung thu hiện vẫn chưa được xác minh rõ ràng, bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Trung thu thường được gắn liền với sự tích chú Cuội.
Chú Cuội, một lần đi rừng tìm được cây thuốc cải tử hoàn sinh đem về trồng đã cứu sống được nhiều người và được yêu mến kính nể. Trong một lần cứu sống con gái lão địa chủ chết đuối hồi sinh, cô đã xin lấy Cuội làm chồng. Đôi lứa hưởng những ngày hạnh phúc tuy nhiên cô vợ Cuội mắc tính hay quên. Những khi đi làm xa, Cuội dặn “có tiểu thì đi bên Tây, chớ tiểu bên Đông, cây dông lên trời” mà cô vợ như lú lẫn ruột gan, vừa nghe xong là quên ngay.
Vào một buổi chiều, cô vợ không nhớ lời dặn cứ nhắm vào cây quý tiểu. Bỗng nhiên mặt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa đảo mạnh, bật gốc phi lên trời xanh. Đúng lúc, Cuội đi kiếm củi về, hớt hải nhảy bổ đến níu cây lại. Nhưng sức người có hạn, cây đa kéo cả Cuội cứ thế bay lên cung trăng. Từ đấy, cứ mỗi dịp ngày rằm, ánh trăng sáng nhất, khi ngước nhìn lên, người ta thấy một vết đen hình cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc. Đó chính là chú Cuội đang chờ ngày được trở về trần gian.
Phong tục cúng lễ ở Việt Nam so với Trung Quốc khác nhau như nào?
- Phong tục rước đèn
Tại Trung Quốc, đèn lồng thường được treo ở trước nhà hoặc làm thành những chiếc đèn hoa đăng nhỏ, có nến ở trong để thả xuống sông.
Ở Việt Nam, vào đêm trăng rằm, trẻ con sẽ tụ họp theo phố, phường hoặc khu dân cư để đi rước đèn. Sẽ có một chiếc đèn kéo quân hoặc một ông sao năm cánh thật to đi đầu. Còn lại trẻ con sẽ đi sau, cầm theo một chiếc đèn lồng đủ màu sắc trên tay.
- Một số hoạt động đêm trăng rằm:
Tại Trung Quốc, vào đêm Trung thu người dân sẽ nô nức ra đường xem múa Rồng, thả hoa đăng trên sông, thưởng trăng và chơi các trò chơi dân gian như giải đố, cầu mây,…
Đối với người dân Việt Nam, đêm Rằm mọi người sẽ ăn bữa cơm sum họp bên gia đình trước. Sau đó, cả nhà sẽ ra đường hòa cùng không khí rước đèn và ngắm trăng.